Ảnh hưởng và nghiên cứu dẫn xuất Giả thuyết Sapir-Whorf

Vì ông có học cấp sinh viên và không phải là nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, nghiên cứu của Whorf về tính tương đối ngôn ngữ học, phần lớn vào cuối thập niên 1930, không phổ biến cho đến khi những tác phẩm ông được xuất bản vào những năm 1950, sau khi ông qua đời. Giả thuyết Sapir–Whorf đã có ảnh hưởng đến sự phát triển và tiêu chuẩn hóa của ngôn ngữ Interlingua vào giữa thế kỷ 20, phần lớn vì Sapir tham gia thẳng vào dự án này. Năm 1955, James Cooke Brown tạo ra ngôn ngữ nhân tạo Loglan để thử giả thuyết này. (Lojban, một ngôn ngữ dựa trên Loglan, còn đang được sử dụng.) Tuy nhiên, cuộc thí nghiệm này không bao giờ được thực hiện.

Các giả thuyết ngôn ngữ học vào thế kỷ 1960 – như là những giả thuyết do Noam Chomsky đưa ra – quan tâm đến tính bẩm sinh và phổ biến của ngôn ngữ. Vì thế, những tác phẩm của Whorf không còn được chú ý. Một cách hiểu vấn đề này theo kiểu Chomsky xuất hiện trong sách The Language Instinct của Steven Pinker. Pinker có quan điểm ngược lại, rằng một "ngữ pháp" chung nằm dưới tất cả ngôn ngữ. Những người ủng hộ giả thuyết này mạnh nhất, như là Pinker, cho rằng suy nghĩ không tùy ngôn ngữ; ngôn ngữ một mình không có ý nghĩa cơ bản đối với suy nghĩ con người; và ngay cả con người không nghĩ dùng một ngôn ngữ "tự nhiên" – một ngôn ngữ được nói hay viết – chứ chúng ta nghĩ dùng một siêu ngôn ngữ đi trước ngôn ngữ nói nào đó. Pinker chỉ đến "quan điểm quá khích của Whorf" và chống đối sôi nổi khái niệm của Whorf rằng ngôn ngữ chứa suy nghĩ và văn hóa, tuyên bố rằng, "người ta càng xem xét những lý lẽ của Whorf, thì càng thấy vô lý."[5]

Một cách hiểu giống Whorf hơn được tiêu biểu bởi George Lakoff; ông cho rằng phần lớn của ngôn ngữ đại khái là phép ẩn dụ.[6] Chẳng hạn tiếng Việt sử dụng nhiều phép chuyển nghĩa để coi thời gian như là tiền, thí dụ:

  • dành thì giờ
  • mất thì giờ
  • tốn thì giờ

Một cách hiểu giống Whorf cho rằng cách sử dụng này có ảnh hưởng đến cách mà những người nói tiếng Việt hiểu khái niệm trừu tượng "thời gian". Ngoài ra, những tranh luận chính trị được uốn nắn bằng những ẩn dụ nằm dưới cách sử dụng ngôn ngữ. Trong những tranh luận chính trị, người ta có thể thuộc về hữu phái (bên phải) hay tả phái (bên trái).

Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, những sự tiến lên về tâm lý học nhận thứcngôn ngữ học về nhân chủng gây ra quan tâm mới về giả thuyết Sapir–Whorf. Ngày nay, những nhà nghiên cứu bất hòa – thường sôi nổi – về ngôn ngữ tác động suy nghĩ đến độ nào. Tuy nhiên, sự bất hòa này cũng gây ra nhiều quan tâm đến vấn đề này và nhiều nghiên cứu quan trọng.